Giải thích thuật ngữ “BOM là gì?
1. Giải thích thuật ngữ “BOM là gì?”
Thực tế, BOM là một từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh là Bill of Materials. Cụm từ này nếu được dịch sang tiếng Việt thì có nghĩa là Hóa đơn nguyên vật liệu hay còn được gọi là Định mức nguyên vật liệu.
Để dễ hiểu hơn thì bạn có thể hiểu BOM là một bản danh sách kê khai các nguyên vật liệu cần thiết cho một quy trình sản xuất sản phẩm nhất định. Trong danh sách đó sẽ bao gồm cả số lượng cụ thể của từng nguyên vật liệu.
Với việc kê khai một cách chi tiết số lượng cụ thể, BOM giúp cho việc quản lý nguyên vật liệu dễ dàng hơn cũng như tránh cho việc nguyên liệu bị thất thoát một cách không rõ ràng.
Hiện nay, BOM có thể được sử dụng trong việc liên lạc giữa các công ty, doanh nghiệp với nhà máy là đối tác sản xuất hoặc là lưu hành nội bộ trong chính nhà máy sản xuất đó.
Thông thường, một bom được tạo ra sẽ gắn liền với việc một dây chuyền sản xuất hay một sản phẩm nào đó sắp được ra đời. Vì thế, việc hình thành nên hóa đơn nguyên vật liệu là điều rất cần thiết. Đây được coi như là một sự đặt chỗ trước cho các nguyên vật liệu cần dùng tới, đặc biệt là những nguyên vật liệu không có sẵn trong kho, đòi hỏi nhà sản xuất cần chủ động liên hệ với các bên cung ứng để có thể cung cấp kịp thời nhằm không gây gián đoạn đến quy trình sản xuất chung.
Ví dụ đơn giản để giúp bạn hiểu rõ hơn về BOM:
Một công ty sản xuất ô tô thì hóa đơn nguyên vật liệu hay BOM ở đây chính là danh sách các bộ phận cấu tạo để lắp ráp hoàn thiện một chiếc ô tô đó bao gồm bánh xe, cửa, gương, khung xe,… Thêm vào đó chính là số lượng cụ thể của từng loại và kèm theo giá thành của mỗi nguyên vật liệu được kê khai.
Có thể nói, BOM không chỉ đơn giản là một bản danh sách thông thường mà nó có một giá trị ý nghĩa nhất định với từng lĩnh vực áp dụng nó.
2. Đặc điểm, ý nghĩa và phân loại của BOM như thế nào?
Đối với các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì BOM có ý nghĩa rất quan trọng. Vậy, ý nghĩa của BOM là gì và các đặc điểm của loại hóa đơn định mức này ra sao?
2.1. Đặc điểm của BOM hiện nay
BOM là một phương pháp để việc quản lý cũng như tính toán nguyên vật liệu trở nên hiệu quả hơn, Đặc điểm của hình thức này chính là:
– Có thể quản lý một cách khá chính xác về số lượng cũng như các loại nguyên phụ liệu cần thiết cho việc sản xuất một thành phẩm hoàn chỉnh.
– Việc dự trù cụ thể các nguyên vật liệu trở nên dễ dàng hơn thông qua việc tính toán các định mức của từng đơn hàng cụ thể.
– Thể hiện được sự chênh lệch giữa năng suất đề ra trong kế hoạch cũng như trên tình hình thực tế.
– Trở thành một ứng dụng mặc định trong việc quản lý các sản phẩm tồn kho thông qua việc liên kết với các tính năng phù hợp khác.
2.2. Ý nghĩa của BOM với các doanh nghiệp
Việc áp dụng bOM hiện nay không phải quá mới mẻ. Thế nhưng, liệu bạn đã biết ý nghĩa của phương thức này với các công ty, doanh nghiệp hiện nay ra sao chưa?
Những ý nghĩa của BOM với các công ty, doanh nghiệp có thể kể đến như:
– Giúp ích cho việc xây dựng kế hoạch mua nguyên vật liệu thô. Bởi là một bản kê khai chi tiết nên BOM giúp ích rất lớn với việc tính toán và dự trù một cách khá sát với thực tế về số lượng các nguyên vật liệu thô cần thiết.
– Thực hiện việc ước tính, dự trù kinh phí. Với việc xác định được số lượng thì việc tính toán, dự trù kinh phí của các nguyên vật liệu liên quan đó là điều có thể dễ dàng thực hiện được. Qua đó, công ty, doanh nghiệp có thể tính toán được chi phí cần thiết mà mình cần bỏ ra để có thể tạo được các sản phẩm cuối cùng.
– Giúp cho việc kiểm soát hàng tồn kho dễ dàng hơn. Với việc cập nhật đầy đủ các loại nguyên vật liệu trong một đơn hàng sản xuất nên BOM có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý hàng tồn kho. Qua bản danh sách này, nhân viên quản lý có thể nắm bắt được chính xác số lượng những nguyên vật liệu được sử dụng, và những nguyên vật liệu nào không được dùng đến.
– Giúp cho việc theo dõi cũng như lập kế hoạch về các nguyên vật liệu cần thiết. Các nguyên vật liệu được thể hiện trong từng bản danh sách một sẽ là những căn cứ số liệu khá chính xác để dựa vào đó có thể tính toán, lên kế hoạch chi tiết về việc sử dụng các loại nguyên vật liệu này với từng đơn hàng cụ thể. Qua đó, mỗi nguyên vật liệu được sử dụng đúng mục đích và đúng định mức cần thiết.
– Thực hiện việc duy trì các hồ sơ liên quan một cách chính xác. BOM đề cập một cách chi tiết từng đơn vị về số lượng, giá thành của từng nguyên vật liệu. Do vậy, việc quản lý các hồ sơ của mỗi sản phẩm liên quan cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi có BOM kèm theo đó. Nhờ vậy, việc quản lý cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều .
– Giúp cho việc đảm bảo nguồn cung cấp cũng như tiết kiệm hơn. Việc lên sẵn danh sách các nguyên, vật liệu cần thiết kèm theo là số lượng cụ thể giúp cho bạn có thể liên hệ được với nguồn cung ứng nguyên, vật liệu một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Qua đó, đảm bảo được nguồn cung ứng có thể duy trì một cách ổn định, đồng thời không bị lãng phí bởi việc đặt mua quá nhiều nhưng lại không hề sử dụng tới dẫn đến việc nguyên liệu bị hỏng hay giảm chất lượng.
2.3. Các loại BOM hiện nay
Các loại BOM cần được lưu ý và nắm bắt cẩn thận gồm có 3 loại.
– Bom sản xuất hay còn được viết tắt là mBOM. Là loại BOM được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp muốn hiển thị một cách đầy đủ và toàn bộ các bộ phận cần thiết để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh.
– Bom kỹ thuật, viết tắt là eBOM. Sử dụng và phát triển ở giai đoạn thiết kế nên sản phẩm.
– Bom bán hàng hay còn gọi là sBOM. Thể hiện các chi tiết, nguyên vật liệu trước khi sản phẩm được lắp ráp một cách hoàn chỉnh nhất.
3. Những tính năng quan trọng của BOM là gì?
Đây sẽ là những điều mà bạn cần quan tâm đến BOM để có thể sử dụng và ứng dụng BOM một cách hiệu quả.
3.1. Cách thức đăng ký BOM
– BOM chính là một bản danh sách gồm các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra một sản phẩm cụ thể nào đó.
– Với trường hợp BOM có quá nhiều dữ liệu cần phải liệt kê, đăng ký và lưu trữ thì có thể thực hiện việc đăng ký một cách hàng loạt thông qua việc sử dụng tính năng tải các dữ liệu bằng excel.
– Việc sao chép BOM có thể được thực hiện nếu như có sẵn một BOM tương tự. Bản sao chép đó có thể dùng để thực hiện việc đăng ký cho một đơn hàng mới.
– Một thành phẩm có thể bao gồm nhiều loại BOM khác nhau. Tuy nhiên, nếu trường hợp tồn tại quá nhiều loại BOM khác nhau cần đăng ký thì có thể thực hiện việc quản lý các loại BOM đó thông qua phiên bản BOM.
3.2. Áp dụng để tính định mức
– Trong quá trình sản xuất bất kỳ một sản phẩm nào thì việc tính toán cụ thể từng loại nguyên vật liệu cũng như số lượng và giá tiền là diều rất cần thiết. Với BOM thì việc tính toán này sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
– Phản ánh được thực tế về tình hình định mức đã được xem xét một cách cụ thể với việc đặt mua theo kế hoạch hay MRP.
3.3. Thực hiện việc phân tích các tiêu chuẩn
– Trong quá trình tạo dựng đơn sản xuất thì việc áp dụng số lượng các nguyên vật liệu bị tiêu hao vào trong tình hình sản xuất thực tế là rất có khả năng. Điều này giúp cho các số liệu được đưa ra có thể sát hơn ở thực tế.
– Việc xây dựng giá thành theo các định mức ở thực tế thì qua đó có thể tiến hành kiểm tra các sự chênh lệch dựa trên các tiêu chuẩn BOM tại tình hình giá thành thực tế cụ thể.
– Sử dụng các bản báo cáo, bảng kê khai nhập, xuất nguyên liệu để tiến hành việc so sánh, đánh giá các chênh lệch về số lượng nguyên vật liệu đã sử dụng trong thực tế.
3.4. Thực hiện việc liên kết với các tính năng khác
– Trong trường hợp làm các kế hoạch về việc mua nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thì việc tính toán một cách tự động các số liệu cần thiết của nguyên vật liệu đó cần phải lấy BOM là tiêu chuẩn cho việc tính toán, định lượng.
– Thông qua BOM, việc nắm bắt một cách chính xác về tiến độ sản xuất, quy trình để sản xuất sản phẩm được dễ dàng hơn. Bởi BOM sẽ thể hiện được từng nguyên vật liệu cụ thể với từng giai đoạn sử dụng nó để tạo nên một thành phẩm cuối cùng.
– Với các trường hợp xảy ra lỗi trong quá trình sản xuất thì việc sử dụng bản phân tích BOM sẽ giúp cho việc tái sử dụng các nguyên vật liệu được tiến hành một cách đảm bảo và chính xác hơn rất nhiều. Qua đó có thể giảm thiểu việc gây lãng phí các nguyên vật liệu khi xảy ra những sai sót đó.
4. Cơ cấu của BOM ra sao?
Bản chất của BOM chính là việc thể hiện các thứ bậc thông qua việc các thành phẩm sẽ được thể hiện ở trên cùng. Thông thường nó sẽ bao gồm các phần như mã của sản phẩm, thông tin về bộ phận, thông tin về số lượng cần thiết, thông tin về chi phí tương ứng và các thông số kỹ thuật liên quan.
Hiện nay, đại diện cho BOM có thể nhắc đến 2 phương pháp chính sau:
– Sử dụng hóa đơn nguyên, vật liệu có một cấp
Đây được biết đến là một bản danh sách đơn giản nhất và chỉ áp dụng với việc sản xuất 1 sản phẩm mà thôi. Với BOM dạng này thì những nguyên vật liệu sẽ được chia thành từng cụm cụ thể, mỗi cụm đại diện cho một bộ phận, quy trình nhất định. Dựa trên đó sẽ tính ra số lượng và chi phí tương ứng với mỗi cụm. tất nhiên là tất cả thông tin sẽ chỉ được hiển thị duy nhất 1 lần.
Đặc biệt, việc sử dụng phương pháp này sẽ không thể áp dụng với các sản phẩm có sự phức tạp hơn bởi nó không thể hiện được sự liên hệ giữa các bộ phận với nhau trong một sản phẩm. Với trường hợp sản phẩm bị lỗi thì sẽ rất khó để thông qua BOM cấp 1 tìm ra nguyên vật liệu cần thay thế.
– Sử dụng bảng giá nguyên vật liệu đa cấp
Việc sử dụng phương pháp này sẽ đem đến nhiều tiện ích hơn bởi sự chi tiết và cụ thể mà bảng danh sách này cung cấp. Nó thể hiện được mối quan hệ giữa các nguyên vật liệu được sử dụng bên trong đó cũng như tổng số lượng các nguyên vật liệu cần thiết.
Với việc đóng vai trò là một bản kê khai tổng hợp toàn bộ quá trình, nguyên vật liệu dùng trong sản xuất để tạo nên sản phẩm cuối cùng nên BOM hiện được ứng dụng một cách rộng rãi trong các công ty, doanh nghiệp hiện nay.
Là một nền tảng của việc tạo dựng các kế hoạch sản xuất, BOM còn là một nguồn cung cấp thông tin một cách chi tiết cho các quy trình kinh doanh sản xuất khác với việc cung cấp các dữ liệu cơ bản. Ví dụ như việc lập các kế hoạch về nhân lực sản xuất hay giá thành của sản phẩm,…